DỊCH VỤ BÁC SĨ ĐIỀU DƯỠNG CHĂM SÓC TẠI NHÀ 24/7 TẠI HCM VÀ CÁC TỈNH THÀNH 

NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN LÂU DÀI KHÔNG BỎ ĐƯỢC MÁY. 

 NGƯỜI NHÀ MUỐN VỀ CHĂM SÓC ĐỂ GIẢM CHI PHÍ, TRÁNH VIÊM PHỔI

ĐÂY LÀ MỘT ĐIỀU BĂN KHOĂN VỚI NGƯỜI NHÀ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH CHĂM SÓC TẠI NHÀ. 

KHI VỀ NHÀ PHẢI LÀM SAO? 

VỀ MÁY THỞ, VỀ CÁCH CHĂM SÓC,

VỀ DINH DƯỠNG. LÀM SAO ĐỂ CHO NGƯỜI NHÀ TỐT HƠN VÀ ĐƯỢC AN TOÀN ĐÂY? 

 VẤN ĐỀ CHĂM SÓC LÂU DÀI LÀM SAO ĐỂ CÓ CHI PHÍ HỢP LÝ ĐÂY? 

 HÃY ALO HOTLINE: 0919000813- 0909726460

 

 

 

Chi tiết >>
Danh mục sản phẩm
Tin tức về sức khỏe
hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo Fanpage

Dịch vụ

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THỞ OXY TẠI NHÀ

LỢI ÍCH CỦA THỞ OXY LIÊN TỤC TẠI NHÀ Ở BỆNH NHÂN PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH

1. Có giấc ngủ tốt hơn

2. Ổn định áp lực động mạch phổi: tránh bị tâm phế mãn, suy tim phải

3. Giảm số lần nhập viện

4. Tăng tuổi thọ.

5. Cải thiện tâm thần kinh.

6. Cải thiện chất lượng cuộc sống.

AI CÓ CHỈ ÐỊNH THỞ OXY TẠI NHÀ?

BPTNMT giai đoạn 4 có :

1. PaO2 < 55 mmHg

2. PaO2 từ 55- 60 mmHg có kèm:

- Tăng áp lực động mạch phổi

- Phù chân / suy tim phải

- Ða hồng cầu

Những thông số này được ghi nhận qua sổ dữ liệu theo dõi bệnh nhân hàng năm. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân liều thở oxy thích hợp tùy bệnh nhân.

CÁC SAI LẦM TRONG VIỆC THỞ OXY HIỆN NAY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bệnh nhân thường xem oxy như thần dược nên đôi khi lạm dụng và có những tác dụng nguy hiểm đến sức khoẻ.

1. Sử dụng không đúng cách:

- Liều quá cao: bệnh nhân thường tự ý tăng liều thở oxy, nhất là khi bệnh trở nặng. Người nhà thường tăng liều khi thấy bệnh nhân khó thở, điều hoàn toàn có hại vì sẽ làm mất cơ chế kích thích hô hấp duy nhất của bệnh nhân BPTNMT.

- Thời gian thở không đúng: thông thường bệnh nhân chỉ thở khi thấy mệt, khoảng 15-30 phút.

2. Không có sự theo dõi của BS chuyên khoa

Ða số bệnh nhân BPTNMT thở oxy tại nhà chỉ dựa vào sự hướng dẫn của cửa hàng bán oxy mà không có sự theo dõi của BS chuyên khoa hô hấp.

* Khắc phục:

- Lập sổ theo dõi cho bệnh nhân: đo KMÐM khi bệnh ổn định và lặp lại sau 3-4 tuần, sau đó theo dõi hàng năm.

- Ðảm bảo những điều trị khác tối ưu ( thuốc men, dinh dưỡng, ngưng thuốc lá.)

- BS theo dõi bệnh nhân tại nhà mỗi tháng hoặc khi bệnh nhân có vấn đề

3. Không biết cách theo dõi dụng cụ thở oxy.

- Dụng cụ thở không được vệ sinh đúng cách

- Bình làm ẩm không được vệ sinh, thay nước sạch

- Theo dõi lượng oxy đã thở, bình oxy khi nào là hết.

* Khắc phục:

- Dây thở khi không sử dụng phải đựng trong túi nilong sạch . Canula rửa bằng xà phòng và sấy khô 1-2 lần / tuần. Thay canula mới mỗi 2-4 tuần. Sau 1 đợt cảm cúm phải thay canula mới.

- Bình làm ẩm nên tháo ra rửa sạch và thay nước hàng ngày, hoặc khi cạn nước.

- Khi đồng hồ áp suất bằng 0 tức đã hết oxy nên thay bình khác.

- Khi không sử dụng phải khóa van lại cẩn thận.

1. Nguyên tắc an toàn cháy nổ:

Bệnh nhân và người trong nhà chưa nhận thức được mức độ nguy hại của oxy, còn hút thuốc gần nơi thở oxy hoặc bố trí bình oxy gần nơi nấu nướng hay dễ va chạm.

Oxy thật sự không phải là chất gây nổ, gây cháy nhưng nó sẽ làm cháy to hơn, mạnh hơn. Trên thế giới chưa ghi nhận cháy nổ do thở oxy tại nhà, chỉ bị phỏng mặt ở những người vừa thở oxy vừa hút thuốc.

Phòng thở oxy nên cách ly, cách xa các nguồn dễ cháy (bình gas, nến, nơi đốt nhang.) Không hút thuốc nơi thở oxy.

CÁCH SỬ DỤNG OXY TẠI NHÀ Ở BỆNH NHÂN BPTNMT

1. Thở liều thấp: 1-2 lít/phút

2. Thời gian thở oxy ít nhất là 15 giờ/ngày.

DỤNG CỤ THỞ OXY

1. Nguồn cung cấp oxy: bình oxy, máy tách oxy từ khí trời, bình oxy hoá lỏng.

2. Bộ van chỉnh liều: đồng hồ áp suất, đồng hồ lưu lượng.

3. Bình làm ẩm.

4. Dây thở oxy: ống thông mũi, canula.

BÌNH OXY: phải nạp oxy khi sử dụng hết.

MÁY TÁCH OXY TỪ KHÍ TRỜI: lấy oxy từ không khí.

BÌNH OXY HÓA LỎNG: Rất thuận tiện, nhỏ gọn khoảng 4 kg, bệnh nhân có thể mang theo người và sinh hoạt như người bình thường. ( hình uốn tóc, đi làm, đi du lịch).

DÂY THỞ OXY

- Canula (hình)

- Ống thông mũi (hình)

So sánh ưu khuyết điểm hai loại

ỐNG THÔNG MŨI

- Còn 1 mũi trống

- Dễ cố định

- Kích thích hầu họng, cản trở nuốt

- Dễ bị bít do chất tiết

CANULA

- Cả 2 mũi bị cản trở

- Cố định kém hơn

- Dễ dàng ăn uống nói chuyện.

- Khó bị bít

CÁCH SỬ DỤNG ỐNG THÔNG MŨI

- Ðo khoảng cách từ cánh mũi đến dái tai cùng bên.

- Ðánh dấu

- Ðưa nhẹ nhàng vào mũi đến vị trí đánh dấu

- Cố định bằng băng keo.

 CÁCH SỬ DỤNG CANULA

Ðưa 2 nhánh vào mũi

Choàng dây qua 2 tai

Cố định dưới cằm hoặc sau gáy

 

 

 

CÁC bài viết KHÁC
Thống kê
Đang Truy Cập: 1
Truy cập theo ngày: 47
Truy cập theo tháng: 956
Lượt truy cập: 405057
Đối tác

 DỊCH VỤ CHO THUÊ MÁY THỞ CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHÀ 

CHO THUÊ CÁC LOẠI MÁY THỞ TẠI NHÀ, PHỤC VỤ TẬN TÌNH CHU ĐÁO

TƯ VẤN RÕ RÀNG, HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI NHÀ CHĂM SÓC TẠI NHÀ. 

VỀ MÁY THỞ, VỀ CÁCH CHĂM SÓC, VỀ DINH DƯỠNG.
LÀM SAO ĐỂ CHO NGƯỜI NHÀ TỐT HƠN VÀ ĐƯỢC AN TOÀN ĐÂY? 
 
HOTLINE: 0919000813 TƯ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC LÂU DÀI LÀM SAO ĐỂ CÓ CHI PHÍ HỢP LÝ ĐÂY?